Video phóng X-37B bằng Falcon 9:
Đây là lần đầu tiên Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX của Mỹ cho phóng máy bay không gian X-37B bằng tên lửa đẩy Falcon 9. Các lần phóng trước của X-37B đều được thực hiện bằng tên lửa Lockheed-Martin Atlas V.
Falcon 9 là loại tên lửa đẩy 2 tầng được phát triển bởi SpaceX, có chiều dài 70 mét, với tầng đầu tiên được thiết kế để có thể tái sử dụng, còn tầng thứ 2 thì không.
![]() |
Máy bay không gian X-37B |
Trong lần phóng này, Falcon 9 làm nhiệm vụ đưa X-37B hướng tới Trạm Vũ trụ Quốc tế, bay vào quỹ đạo tầng thấp trong một hành trình kéo dài 270 ngày đêm.
Sau khi hoàn thành xong sứ mệnh không gian, Falcon 9 đã quay trở về mặt đất, hạ cánh thành công tại căn cứ Cape Canaveral. Thời điểm tên lửa đẩy này tiếp đất chỉ cách khoảng 8 phút sau khi tiến hành khởi động phóng.
![]() |
Mỹ phóng X-37B bằng tên lửa đẩy Falcon 9 |
![]() |
![]() |
Mỹ nỗ lực thoát lệ thuộc Nga nhưng không dễ
Nhiệm vụ lần này của Falcon 9 được xem là vô cùng quan trọng với Lầu Năm Góc. Vì Mỹ đang một trong nỗ lực không ngừng nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy của Nga.
Bộ quốc phòng Mỹ đã quyết định ký liền 2 hợp đồng chế tạo động cơ tên lửa đẩy vũ trụ để thay thế động cơ RD-180 của Nga. Không quân nước này đã rất tích cực phát triển và thử nghiệm tên lửa đẩy.
Vừa hôm 4/9, SpaceX cũng thực hiện thử nghiệm tên lửa đẩy được cho là mạnh nhất thế giới từ trước đến nay - Falcon Heavy, cũng do tập đoàn này thiết kế.
Ba động cơ của tên lửa Falcon Heavy có thể tạo ra 5 triệu pound lực đẩy (hơn 22 triệu Newton, tương đương với lực đẩy của 18 máy bay Boeing 747 hiện nay).
Video SpaceX thử nghiệm tên lửa Falcon Heavy:
Cho đến nay, đã có 9 tên lửa đẩy của SpaceX được phóng và hạ cánh thành công. Trong đó, Mỹ có dự định tương lai sẽ đưa con người lên mặt trăng bằng tên lửa đẩy Falcon 9.
Sự thành công của việc phóng X-37B bằng Falcon 9 cho thấy Mỹ đã có chút rộng cửa hơn trong việc tự chủ động cơ tên lửa đẩy. Tuy nhiên, để nước này đạt được mục đích thoát lệ thuộc vào RD-180 của Nga thì vẫn vô cùng khó khăn.
Mỹ đã phải mua động cơ tên lửa đẩy của Nga trong suốt hàng chục năm qua. Và việc thay thế động cơ tên lửa đẩy RD-180 không hề dễ dàng.
Mỹ phải thừa nhận rằng, nước này không có đủ khả năng để thay thế các động cơ tên lửa RD-180 bằng các loại động cơ tương tự nhưng có giá thành đắt đỏ hơn của Mỹ.
Ngân sách Mỹ không đủ lớn để chi hàng tỷ USD cho việc tự nghiên cứu, sản xuất động cơ tên lửa đẩy thay thế cho RD-180. Nước này sẽ không thể ngừng nhập khẩu động cơ tên lửa của Nga ít nhất là cho đến năm 2025.
![]() |
Động cơ RD-180 của Nga. |