Điều này gây khó khăn trong việc nắm bắt các quy định về hợp đồng và cách giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng kinh tế.
![]() |
Hợp đồng thế chấp tài sản; Hợp đồng đặt cọc; Hợp đồng ký cược; Hợp đồng bảo lãnh; Hợp đồng thế chấp quy định trong Bộ luật dân sự; (iii) Tranh chấp về vốn góp, quyền điều hành dự án, doanh nghiệp theo Hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. (iv) Tranh chấp về quyền đối với tài sản thuê, mượn, quyền sử dụng tài sản thuê theo Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi.
Theo kinh nghiệm hành nghề luật sư nhận thấy khi các bên nắm vững quy định pháp lý và các biện pháp phòng tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng sẽ giúp cho đối tác tôn trọng việc thực hiện hợp đồng hơn đồng thời hạn chế các tranh chấp phát sinh theo hợp đồng. Trường hợp xảy ra tranh chấp thì các dạng tranh chấp phổ biến thường tập trung vào các dạng tranh chấp sau
Thứ nhất là tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất trong một hợp đồng kinh tế nó thường kéo theo các nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng khác như: Vấn đề bù trừ công nợ; Chậm bảo hành sản phẩm lỗi do bên mua vi phạm nghĩa vụ trả tiền; Phát sinh khoản phạt hợp đồng, lãi suất quá hạn cho khoản nợ gốc, …
Do đó các tranh chấp dạng này thường sẽ được giải quyết nhanh nếu người tham gia đàm phán có kinh nghiệm phân tích các bất lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ gặp phải nếu cố tình chậm thanh toán.
Thứ hai là tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp, thư bảo lãnh của ngân hàng, … hay gọi chung là tranh chấp liên quan đến các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. Tranh chấp dạng này thường phức tạp ở chỗ có nhiều chủ thể và các bên liên đới dẫn đến việc đàm phán không dễ đạt được kết quả. Song song đó mỗi biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thường liên quan đến một hệ thống văn bản pháp luật riêng biệt như thư bảo lãnh liên quan đến văn bản pháp luật ngân hàng, thế chấp quyền sử dụng đất liên quan đến luật đất đai và luật nhà ở,…
Thứ ba là tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ sau hợp đồng như bảo hành, bảo trì,… Đây là các tranh chấp khá khó giải quyết bởi những nội dung chính của hợp đồng trong đó bao gồm cả nghĩa vụ thanh toán đều đã thực hiện nên căn cứ yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nốt các cam kết theo hợp đồng là rất khó.
Và tất nhiên sẽ còn nhiều dạng tranh chấp khác mà các doanh nghiệp, tổ chức có thể gặp phải khi thực hiện hợp đồng kinh tế. Đây cũng là lý do Quý vị nên yêu cầu sự trợ giúp của Luật Sư để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong các giao dịch kinh doanh thương mại.
Luật sư Trí Nam nhận Dịch vụ luật sư đại diện thân chủ giải quyết các yêu cầu để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ. Với mỗi vụ án có những tình tiết khác nhau nên quy trình thu thập chứng cứ có lợi, xây dựng phương án bào chữa hợp lý sẽ giúp đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Song song đó chúng tôi luôn giải quyết tranh chấp dựa trên các thỏa thuận trực tiếp của các bên, dựa trên các quy định pháp luật chi tiết và căn cứ vào các chứng cứ hợp pháp nên đảm bảo cơ quan tài phán như Tòa án, Trọng tài rất khó vi phạm quy tắc tố tụng để đưa ra phán quyết bất lợi.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.745 email: hanoi@luattrinam.vn
- Thanh Hà